G

Bấm để gọi ngay

Muốn thành công trong nghề bất động sản cần học những gì ?

Theo một thống kê trong ngành thì chỉ sau 6 tháng làm việc, sẽ chỉ còn 25% còn tiếp tục trụ vững với nghề và sau 2 năm thì chỉ còn tầm…10% của 25% đó. Tức nếu có 100 người vào nghề thì sau 2 năm sẽ chỉ còn tầm 2-3 người trụ lại. Điều đó chứng tỏ, đây không phải là một nghề dễ dàng và hào nhoáng như cái cách chúng ta thường nghĩ về nó. 

Môi giới bất động sản là nghề có thể đem lại cho bạn hàng trăm triệu đồng mỗi tháng. Song, nó cũng không phải là nghề mà ai cũng có thể trụ vững được lâu dài.Hơn thế nữa, khi xã hội ngày càng phát triển, khách hàng ngày càng khó tính và có những yêu cầu cao hơn, bản thân người làm nghề môi giới sẽ lại càng phải có nhiều kiến thức, kỹ năng tốt hơn nữa mới mong có thể trụ vững được với nghề này. Vậy, những  điều cốt lõi làm nên sự thành công của một người môi giới bất động sản là gì?

Chỉ khoảng 25% nhân viên môi giới trụ lại được với nghề

Khả năng của bản thân

Mỗi một ngành nghề sẽ có những đòi hỏi riêng về kiến thức cũng như kỹ năng riêng và nghề môi giới bất động sản cũng vậy. Đây là nghề có thể không băt bạn bạn phải có quá nhiều kiến thức hay kinh nghiệm cụ thể ở một lĩnh vực gì đó nhưng lại đòi hỏi bạn phải có rất nhiều những kỹ năng mềm như kỹ năng bán hàng, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng xử lý tình huống,…Những kỹ năng này là những thứ khó có thể học được từ trường lớp mà nó thường có được trong quá trình học hỏi, làm việc và một phần xuất phát từ chính tố chất mỗi con người.

Người dẫn dắt


Người dẫn dắt có tâm và có tầm sẽ giúp bạn dễ thành công hơn

Ở bất kỳ ngành nghề nào thì những người thầy, người dẫn dắt đầu tiên luôn đóng một vai trò quan trọng cho sự thành công lâu dài sau này. Một người tiền bối tốt sẽ chỉ dạy, truyền đạt cho bạn được những kiến thức, kỹ năng cơ bản cũng như có những lời khuyên, động viên để bạn có thêm tinh thần cũng như động lực để tiếp tục cố gắng, trụ vững với nghề.

Yếu tố đồng đội

Yếu tố đồng đội cũng đóng vai trò rất quan trọng tới sự thành công của người làm môi giới

Tỷ lệ cạnh tranh, “đấu đá” lẫn nhau trong nghề sales là cực kỳ cao. Song, không phải lúc nào cũng như vậy. Nếu may mắn được gia nhập một đội nhóm gồm những người đồng nghiệp tốt, có sự cạnh tranh lành mạnh và song song đó vẫn có sự hỗ trợ, chia sẻ cùng nhau để cùng đạt được mục tiêu thì đó sẽ là động lực thúc đẩy cá nhân mỗi người môi giới ngày càng cố gắng, nỗ lực hơn để có thể thành công.

Có thể bạn quan tâm Cùng tác giả

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.